Sầu riêng Việt Nam
chanhthu_ad

VIỆT NAM “BÙNG NỔ” DIỆN TÍCH SẦU RIÊNG – HỨA HẸN MANG VỀ TỶ USD

Diện tích sầu riêng tại Việt Nam tăng nhanh sau khi bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc. Hiện cả nước có khoảng 100.000 ha sầu riêng, sản lượng đạt 1,3 triệu tấn mỗi năm. Trong đó, hai địa phương có diện tích sầu riêng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lớn nhất cả nước là tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đắk Lắk.

Nguy cơ “bùng nổ” diện tích

Trước nguy cơ “bùng nổ” diện tích sầu riêng, Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có chỉ thị yêu cầu các địa phương, ngành chức năng khuyến cáo nông dân không tự ý trồng sầu riêng ở những nơi không phù hợp.

Xe sầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc
Xe sầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc

Theo số liệu thống kê, chỉ vài tháng sau khi ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, diện tích cây sầu riêng tăng lên chóng mặt, có những địa phương tăng thêm 3.000 ha diện tích cây sầu riêng được trồng mới.

Tỉnh Tiền Giang đang dẫn đầu về sản lượng sầu riêng cả nước. Theo thống kê của tỉnh, sầu riêng đang là loại trái cây mang lại lợi nhuận cao nhất cho nông dân so với các loại cây trồng khác. Cụ thể, lợi nhuận cây sầu riêng mang lại ước tính khoảng 545 triệu đồng/ha.

Xem thêm: ‘Nếu ồ ạt mở rộng diện tích sầu riêng, chúng ta có thể sẽ phải giải cứu’

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đắk Lắk), tỉnh hiện đang có hơn 15.100 ha diện tích trồng sầu riêng (chiếm 17,6% diện tích trồng sầu riêng cả nước) và con số này vẫn đang tăng.

Những giống sầu riêng được trồng ở Đắk Lắk chủ yếu là Mongthong và Ri6, phân bố chủ yếu tại các huyện Krông Năng (hơn 4.000 ha), Krông Pắc (khoảng 3.800ha),…

Mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói

Cập nhật đến ngày 23/12/2022, Việt Nam được Trung Quốc cấp 113 mã vùng trồng và cơ sở đóng gói. Trước tiềm năng xuất khẩu của mặt hàng sầu riêng, nhiều nông dân và doanh nghiệp đang đầu tư vùng trồng và hệ thống lại quy trình canh tác, để đáp ứng yêu cầu thị trường.

Vùng nguyên liệu đã được gắn kết với doanh nghiệp
Vùng nguyên liệu đã được gắn kết với doanh nghiệp

Tính đến nay, Việt Nam đã có 2 đợt cấp mã và được cấp tổng cộng 113 mã. Con số này được Cục Bảo vệ thực vật dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, bởi hiện có khoảng 300 mã đang trong quá trình kiểm tra trực tuyến để hoàn thiện nốt thủ tục chờ Trung Quốc cấp phép.

Chia sẻ về bài học cho nông dân, Bà Ngô Tường Vy CEO Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Xuất Nhập Khẩu Trái Cây Chánh Thu cho biết: “Đối với vùng nguyên liệu đã được gắn kết với doanh nghiệp, tốt nhất chúng ta nên liên kết bền vững, nghĩa là chúng ta nên có hợp đồng dài hạn với doanh nghiệp liên kết với mình về mã số vùng trồng và mã số nhà đóng gói.”

Nhà máy của công ty Chánh Thu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Nhà máy của công ty Chánh Thu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Để đảm bảo các lô sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không gặp bất cứ vấn đề hay trở ngại, tất cả các nông hộ, HTX đã được  Trung Quốc cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch cần có ý thức về tầm quan trọng về việc bảo về mã số vùng trồng của mình, tuân thủ những quy định về canh tác và luôn xem đó là nhiệm vụ bắt buộc cần thực hiện thường xuyên giúp đối tác dễ dàng kiểm tra khi cần thiết.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã cây ăn trái huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh: “Chúng tôi kiên quyết bảo vệ thành quả, đó là các mã số vùng trồng trong hợp tác xã”.

Bộ Nông nghiệp khẳng định sẽ phổ biến, xây dựng quy trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn xuất khẩu cho người nông dân, doanh nghiệp, từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói, hình thành chuỗi liên kết hệ sinh thái sầu riêng.

Xem thêm: Diện tích tăng quá nóng, sầu riêng có thể thành sầu chung

Sầu riêng hứa hẹn mang về tỷ USD

Dù sầu riêng Việt Nam mới chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc từ tháng 9/2022 nhưng lượng đơn hàng mà các nhà nhập khẩu Trung Quốc đặt hàng doanh nghiệp Việt lớn gấp đôi so với sản lượng cả nước.

Có tháng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã đạt gần 50 triệu USD, tăng hơn 4.000% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng chưa từng có trong lịch sử ngành sầu riêng Việt Nam.

Cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đủ đáp ứng yêu cầu của Nghị định thư
Cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đủ đáp ứng yêu cầu của Nghị định thư

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, sầu riêng, mít, thanh long hiện nay tăng giá 4-5 lần mang lại nhiều lợi nhuận cho nông dân và ngành nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu dự đoán trong năm 2023 có thể đạt 4 tỷ USD, trong đó sầu riêng có thể đạt 1 tỷ USD.

Sầu riêng là sản phẩm được thị trường Trung Quốc đặc biệt ưa thích. Tuy nhiên, Hiệp hội rau quả Việt Nam cũng khuyến cáo người trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về mã số vùng trồng, các điều kiện an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc trên sản phẩm, đảm bảo theo tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường Trung Quốc.

Xem thêm: Trái cây xuất khẩu kỳ vọng đạt “tỷ đô” tại thị trường tỷ dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *