Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam năm 2023 tăng kỷ lục nhờ nắm bắt cơ hội sau khi ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về Diện tích 榴莲
Sầu riêng là loại cây nhiệt đới được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về trên thế giới về diện tích và sản lượng sau Indonesia (gần 1,4 triệu tấn), Thái Lan (1,2 triệu tấn).
Theo Đề án phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực đến năm 2030 của Bộ NN&PTNT, diện tích sầu riêng cả nước là 65.000 – 75.000ha, sản lượng 830.000 – 950.000 tấn. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng sầu riêng trên cả nước trên 112.000ha (tăng hơn 27.000ha so năm 2021), sản lượng trên 863.000 tấn.
Định vị sầu riêng trên bản đồ thế giới
Theo Bộ NNPTNT, sầu riêng quả tươi của Việt Nam đã xuất khẩu đi 24 nước trên thế giới. Trong giai đoạn 2015 – 2021, khối lượng xuất khẩu trái sầu riêng hàng năm vào khoảng 10.000 – 15.000 tấn.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sầu riêng đạt 876 triệu USD (95% thị trường Trung Quốc), tăng tới 832 triệu USD so với 44,2 triệu USD của cùng kỳ năm 2022. Dự kiến, xuất khẩu sầu riêng cả năm 2023 tiếp tục tăng mạnh, đạt từ 1,2-1,5 tỷ USD, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2022. Từ năm 2022, năm đầu tiên mở cửa thị trường Trung Quốc, lượng sầu riêng tươi xuất khẩu đã tăng lên trên 46.000 tấn.
Xem Thêm:
- Chánh Thu đề xuất xây dựng Thương hiệu trái cây “Made in Vietnam”
- Bà Ngô Tường Vy đề xuất cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk cần tiên phong trong quản lý chất lượng
Chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về sầu riêng
GS-TS Trần Văn Hâu, nguyên giảng viên cao cấp Trường đại học Cần Thơ là chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về cây sầu riêng đánh giá, tiềm năng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam còn rất lớn trong thời gian tới. Trên thị trường xuất khẩu, sầu riêng Indonesia tuy đứng đầu về diện tích nhưng chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Hiện Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới, họ có kinh nghiệm 10 năm xuất khẩu mặt hàng này nên là đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, họ đã bỏ ra hàng chục năm nghiên cứu cây trồng này. Họ đã đầu tư vùng trồng sầu riêng ở đảo Hải Nam (TP.Tam Á) với dự kiến tháng 6-2023, sản lượng thu hoạch đạt hơn 2,4 ngàn tấn nhưng thực tế chỉ thu hoạch được 50 tấn nên vẫn còn cửa rộng cho sầu riêng Việt Nam vào thị trường này.
Nhiều rủi ro tiềm ẩn khi người dân đổ xô trồng sầu riêng
Cây sầu riêng cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây trồng khác, do đó nông dân đã mở rộng diện tích sản xuất nhanh chóng. Điều này tạo ra nhiều rủi ro.
Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đã có khuyến cáo đến sở NN&PTNT các tỉnh phía Nam chỉ đạo về phát triển sầu riêng. Trong đó tiếp tục cảnh báo cây sầu riêng đang phát triển nóng tại ĐBSCL, Đông Nam Bộ, và Tây Nguyên, kể cả trên đất và vùng sinh thái không phù hợp, trồng hồ tiêu xen sầu riêng; bỏ lúa trồng sầu riêng…