Hành Trình từ con số “âm” đến giấc mơ thị trường khó tính hàng đầu thế giới
chanhthu_ad

Chánh Thu – Hành Trình từ con số “âm” đến giấc mơ thị trường khó tính hàng đầu thế giới của CEO Ngô Tường Vy

Chánh Thu được mọi người biết đến là Doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch Quả xoài sang Hoa Kỳ, Quả Vải sang Nhật Bản, Quả sầu riêng sang Trung Quốc và Quả bưởi sang Hoa Kỳ. Đằng sau những thành công đó không thể không nhắc đến CEO Ngô Tường Vy – cô gái 8x mang trong mình ước mơ “vực dậy” thương hiệu mang tên của cha mẹ – CHÁNH THU và khát khao đưa trái cây Việt vươn xa. 

Hành trình từ con số “âm” 

Bằng những chiến lược kinh doanh táo bạo, CEO Ngô Tường Vy đã xây dựng doanh nghiệp từ con số “âm”. Hành trình chèo lái con thuyền Chánh Thu của nữ doanh nhân Ngô Tường Vy cũng trải qua không ít những thử thách và gian truân. 

Ngay từ khi chỉ còn là một cô bé, Ngô Tường Vy đã phụ giúp cha mẹ đi chợ để nấu ăn cho công nhân, phụ giúp ghi chép số liệu hàng hoá với các thương lái. Từ đó, chị đã dần hiểu được những vất vả và khó khăn trong công việc kinh doanh của gia đình. Thời gian trôi qua, chị cũng dần thấm trong mình những kinh nghiệm trong nghề và xây dựng cho mình những ước mơ lớn với trái cây nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung. 

CEO Ngô Tường Vy đã xây dựng doanh nghiệp từ con số “âm”
CEO Ngô Tường Vy đã xây dựng doanh nghiệp từ con số “âm”

Biến cố ập đến gia đình chị Ngô Tường Vy vào năm chị 10 tuổi, việc kinh doanh của gia đình bị thua lỗ và tất cả tài sản cũng đã “không cánh mà bay”. Chủ nợ đeo bám nhà chị mỗi ngày, đến nỗi bạn bè ngần ngại tiếp xúc rồi dần cũng né tránh chị. Lúc đó, chị còn quá nhỏ để hình dung khoản nợ lớn đến mức nào, trong hình dung của chị, chiếc tivi duy nhất trong gia đình – đó là chiếc tivi mà chị quý báu nhất cũng bị họ mang đi. Chính vào giai đoạn khó khăn này là lúc chị nung nấu ước mơ vươn lên thay đổi cuộc sống và làm những điều cha mẹ mình chưa làm được. Những khó khăn, gian nan mà gia đình chị đã trải qua càng rèn giũa thêm cho chị tính chịu khó, bền bỉ và bản lĩnh trước những thử thách trên thương trường. 

Biến giấc mơ thành hiện thực

Lúc công ty mới thành lập, Chánh Thu chưa có các bộ phận, phòng ban, chị kiêm rất nhiều việc từ làm việc với khách hàng, thu mua, vận hành, cho đến tất cả các công việc liên quan đến giấy tờ, kế toán và kiểm tra chất lượng,… để có thể xử lý hàng trăm tấn trái cây mỗi ngày. Công việc áp lực khiến chị cố gắng không ngừng nghỉ, minh chứng bằng việc chị chỉ có khoảng thời gian 2-3 tiếng mỗi ngày để ngủ.

Quả Sầu Riêng tươi chính ngạch sang thị trường Trung Quốc T9/2022
Quả Sầu Riêng tươi chính ngạch sang thị trường Trung Quốc T9/2022

CEO Ngô Tường Vy đã tự xác định cho doanh nghiệp của một hướng đi mới là sẽ thay đổi tư duy của người nông dân và xây dựng niềm tin với khách hàng. Mục tiêu của chị trong thời gian tới sẽ là khẳng định nhiều hơn giá trị thương hiệu, tạo được giá trị thiết thực, lâu dài với những người đồng hành để giữ vững hai chữ Chánh Thu. Hướng tới mục tiêu góp phần xây dựng thương hiệu trái cây – “Made in Vietnam”. Chị chia sẻ thêm: “Có thể hôm nay chưa thành công như những gì bản thân mong đợi nhưng tôi có ước mơ, ước mơ càng lớn thì càng cho tôi thêm động lực phát triển hơn.”

Chánh Thu gặt hái được những dấu ấn quan trọng cho doanh nghiệp
Chánh Thu gặt hái được những dấu ấn quan trọng cho doanh nghiệp

Ông trời không phụ lòng người, những cố gắng phấn đấu của chị Ngô Tường Vy đã giúp con thuyền Chánh Thu có được những dấu ấn quan trọng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn khẳng định được giá trị của trái cây Việt Nam được người tiêu dùng quốc tế đón nhận. Chánh Thu là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên, xuất khẩu chính ngạch thành công các loại trái cây:

Quả Bưởi Da Xanh sang thị trường Hoa Kỳ tháng 11 năm 2022
Quả Bưởi Da Xanh sang thị trường Hoa Kỳ tháng 11 năm 2022

Với bề dày kinh nghiệm hơn 25 năm qua, Chánh Thu vô cùng tự tin với danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm: Sầu riêng, bưởi, xoài, vải, thanh long, nhãn, vú sữa, dừa, chanh dây, chôm chôm, mít, hồng xiêm,…sản lượng trái cây xuất khẩu đã đạt hơn 50 nghìn tấn mỗi năm. Chánh Thu được kỳ vọng sẽ trở thành nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp và xuất khẩu trái cây tươi và quyết tâm trở thành thương hiệu quốc tế được người tiêu dùng tin tưởng và đón nhận. 

2 những suy nghĩ trên “Chánh Thu – Hành Trình từ con số “âm” đến giấc mơ thị trường khó tính hàng đầu thế giới của CEO Ngô Tường Vy

  1. Phạm Quốc Việt nói:

    Muốn học hỏi trau dồi kiến thức về thị trường xuất khẩu. Muốn được hợp tác kinh doanh và muốn được làm 1 nhà cung cấp nhỏ cho công ty.

  2. Minh Thư nói:

    Gửi CEO Ngô Tường Vy
    Dạ con chào cô! Bình luận này có hơi dài nhưng con mong được cô đọc hết câu chuyện của con và chia sẻ với con về hành trình học tập của cô và lời khuyên định hướng thông qua câu chuyện của con.

    Hiện tại con đang là một sinh viên năm 2 của đại học Văn Lang. Cũng giống như cô, con cũng đã chứng kiến gia đình mình khó khăn với nghề thế nào từ nhỏ đến giờ. Nhà con cũng có doanh nghiệp trái cây nhưng lại theo hướng doanh nghiệp gia đình và hệ thống quản lí không được chuyên nghiệp. Vì cty xuất phát điểm là vựa trái cây, làm việc với thương lái mua qua bán lại và phát triển lên công ty xuất khẩu.

    Tuy gọi là công ty nhưng ba mẹ con vẫn phải theo sát từng khâu, và vì là nông sản trái cây nên môi trường làm việc, nhân sự, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh đôi khi có nhiều điều tiêu cực, khó nói mà con nghĩ cô cũng biết ạ… việc quản lí hay các vấn đề nội bộ như kế toán, thư kí,… cũng không đủ tin tưởng để tìm người ngoài, đặc biệt là với sầu riêng thì phải di chuyển nơi làm việc theo mùa. Từ đối tác đến nhân viên, anh em họ hàng người đến người đi trở mặt với nhau là chuyện bình thường trong nghề… Lúc nào cty nhà con cũng trong tình trạng nan giải như không có người làm/phụ, thiếu hụt nhân sự trầm trọng vì khó kiếm được người theo làm lâu dài, đủ hiểu biết, đủ tin tưởng và trách nhiệm.

    Là con trưởng, nhà cũng chỉ có hai chị em, tuy được đi học nhưng con thường xuyên bị ảnh hưởng bởi chuyện làm ăn của gia đình. Đôi khi con rất buồn vì gđ con có điều kiện để học đại học nhưng con lại hay bị tác động như ngành học và việc học của con ở thành phố không quan trọng, xung quanh ai cũng kêu con nên về quê phụ ba mẹ chứ đi học không ai phụ làm, giám sát. Kể cả khi con đi học xong về thì con cũng không biết gì hoặc biết chậm hơn thế hệ nối nghiệp của những doanh nghiệp khác(mặc dù con cũng đã biết tính toán sổ sách phụ gia đình và ghi hàng từ khi con học lớp 7, đi học có thời gian được nghỉ thì con về phụ gia đình ngay). Tóm gọn là trong suy nghĩ của những người trong nghề thì việc học tập của con là không cần thiết, con nên học buôn bán cho khôn lanh để kịp phụ gđ, trong tình hình cạnh tranh mua hàng còn công ty mọc như nấm hiện nay. Ba mẹ con không quyết liệt cấm cản con học nhưng đôi khi cũng nói vài câu nên con cũng cảm thấy con có lỗi vì để ba mẹ phải cảnh giác đa nghi, làm việc đầu óc mất ăn mất ngủ, sức khoẻ không đảm bảo mà con thì chưa thể đỡ đần ba mẹ được gì. Nhiều lúc con rất buồn vì tại sao con lại không được tự do chọn nghề nghiệp hay sống cuộc sống mà con muốn, nhưng không trách ai được vì trách nhiệm gánh vác gđ chỉ có con có hy vọng. Con cũng không chắc có thể làm tốt như ba mẹ con không, vì con không đủ gai góc hay nói đúng hơn là “khờ khạo” trong mắt của những người gọi là “dân buôn” ạ. Con rất áp lực ạ…

    Quan điểm của con khi được tiếp xúc với kiến thức, tư duy, môi trường sống và sự phát triển của thời đại kèm theo việc chứng kiến góc khuất của nghề từ nhỏ tới lớn, thì con không muốn làm việc với môi trường thiếu lành mạnh, khó kiểm soát như thế này. Vì vậy, nếu không thể tự do chọn nghề nghiệp con muốn làm thì con cũng chỉ muốn cố gắng học tập để phụ giúp gia đình phát triển doanh nghiệp lớn mạnh và chuyên nghiệp hơn, thay đổi từ bên trong trước ạ. Con muốn biết để xây dựng công ty chuyên nghiệp, bài bản, có hệ thống quản lí và đội ngũ đáng tin cậy như thế này thì cô đã xây dựng như thế nào ạ? Con rất muốn biết những trải nghiệm và nhận được lời khuyên của cô từ hành trình học tập đến khi kế nhiệm doanh nghiệp của cô. Câu chuyện xây dựng phát triển thương hiệu và tập đoàn của cô có thể truyền cảm hứng và làm mục tiêu theo đuổi cho con rất nhiều. Con cũng rất muốn phát triển thương hiệu doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ ngành nông sản nói chung có thể dần khẳng định vị trí ở các nước tiên tiến.
    Kèm theo đó là xây dựng sự kết nối, tạo nên bước tiến và ổn định thị trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế cạnh tranh tiêu cực nhất có thể ạ…Nên con rất mong cô có phản hồi ạ. Con cảm ơn cô vì cô đã đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *