Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Lạng Sơn
05/10/2023
chanhthu_ad

Hội nghị “Tăng cường quản lý nhà nước về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu”

Sáng 24/8 tại Thành phố Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức “Hội nghị tăng cường quản lý nhà nước về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu”.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến các điểm cầu 63 tỉnh, thành, các hiệp hội ngành nghề, đại diện các vùng trồng, CSĐG, đơn vị xuất khẩu. Dự hội nghị tại điểm cầu Lạng Sơn có đồng chí Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, các Sở NN&PTNT, Tập đoàn Chánh Thu và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Lạng Sơn
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Lạng Sơn

Thực trạng công tác quản lý

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hoàng Trung, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, sức hấp dẫn của các mặt hàng nông sản Việt Nam đối với nhiều thị trường trên thế giới ngày càng tăng. Yêu cầu đặt ra là phải duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh việc bảo đảm đủ sản lượng cung ứng, thì vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh sản phẩm là yếu tố then chốt.

Vì vậy, tình trạng không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh nông sản có nguồn gốc thực vật khi xuất khẩu trong thời gian gần đây đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam.

Hội nghị này tập trung đánh giá toàn diện thực trạng công tác quản lý mã số như công tác cấp mã số, kiểm tra, giám sát sau cấp, duy trì điều kiện của các vùng trồng và cơ sở đóng gói, từ đó chỉ ra những tồn tại và hạn chế cần khắc phục. Đồng thời, đưa ra những định hướng giải pháp cụ thể, khả thi để tăng cường hơn nữa quản lý Nhà nước về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong thời gian tới. Các giải pháp cần đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm của các cấp chính quyền; sự phối hợp liên ngành của các cơ quan hữu quan; vai trò của người sản xuất; đạo đức trách nhiệm kinh doanh của doanh nghiệp… Bảo đảm nông sản Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, hướng tới nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh.

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt phát biểu tại Hội nghị.
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt phát biểu tại Hội nghị.

Cả nước đã có 6.883 mã số vùng trồng và 1.588 mã số cơ sở đóng gói

Báo cáo tại Hội nghị, ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: đến nay cả nước đã có 6.883 mã số vùng trồng và 1.588 mã số cơ sở đóng gói nông sản được cấp. Các mã số này tập trung chủ yếu vào các sản phẩm xuất khẩu chính như xoài, thanh long, nhãn, lúa, sầu riêng. Thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Newzealand và Úc là những thị trường có số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhiều nhất. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng dẫn đầu về số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Tuy nhiên, gần đây Cục Bảo vệ thực vật liên tục nhận được thông báo của nước nhập khẩu liên quan đến việc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm dịch thực vật (KDTV) bao gồm các sản phẩm chuối, xoài, sầu riêng, mít, thanh long, nhãn… xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và có dư lượng hóa chất vượt quá quy định (sầu riêng, chôm chôm, ớt xuất khẩu sang Đức, Pháp, Tây Ban Nha hay ớt đông lạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc). Các thông báo này cũng yêu cầu Việt Nam phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các đối tượng KDTV và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) tồn dư trong nông sản của các lô hàng xuất khẩu…

Tại hội nghị, nhiều ý kiến lo ngại, tình trạng dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong các lô hàng xuất khẩu, không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh nông sản có nguồn gốc thực vật khi xuất khẩu, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt.

Quan điểm của Doanh Nghiệp

Ngô Tường Vy - CEO Chanh Thu Group 
Ngô Tường Vy – CEO Chanh Thu Group

Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu chia sẻ: “Trong thời gian qua Doanh nghiệp chúng tôi cũng đã triển khai và xây dựng mã số vùng trồng ở các tỉnh và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền và vận động bà con nông dân. Điều cốt lõi trong việc đảm bảo tuân thủ yêu cầu về sản phẩm của nước nhập khẩu chính là người nông dân, bởi doanh nghiệp khi quản lý mã cơ sở đóng gói cũng cần phải có mã số vùng trồng thì mới có thể đảm bảo được việc kinh doanh của Doanh nghiệp, người nông dân chính là mấu chốt tạo chuỗi liên kết bền vững. Tôi mong muốn sẽ không còn là câu chuyện nhà nước hay doanh nghiệp là người đi khuyến khích nông dân tuân thủ và bảo vệ mã số vùng trồng mà Nhà nước sẽ đưa ra những chế tài của ngành nông nghiệp trong việc quản lý và giám sát để hướng tới một ngành nông nghiệp chuyên nghiệp, minh bạch và xây dựng dữ liệu Big Data quốc gia về truy xuất nguồn gốc. 

Xem Thêm: Chanh Thu - The journey from a "negative" number to the dream of the world's most difficult market by CEO Ngo Tuong Vy

Công ty Chánh Thu Chi nhánh Thái Lan
Công ty Chánh Thu Chi nhánh Thái Lan

Bà Ngô Tường Vy cũng chia sẻ thêm về việc đầu tư thêm một Chi nhánh của Công ty Chánh Thu tại Thái Lan với mong muốn học hỏi thêm cách quản lý. Tại đây Bà Vy nhận ra được rằng, ngoài việc kiểm tra về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, điều quan tâm nhất của chính phủ Thái Lan được Chính Phủ đặt lên hàng đầu đó chính là tiêu chuẩn về chất lượng Sản phẩm, đặc biệt là trái Sầu riêng. Chính Phủ Thái Lan kiểm tra rất gắt gao về vấn đề chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, về độ ngon của trái sầu riêng sau khi đóng gói để đảm bảo được Thương hiệu quốc gia của Thái lan, đây là  một trong tiền đề để tạo nên giá trị sản phẩm trong thời gian sắp tới cho ngành hàng sầu riêng. “

Xem Thêm: Đắk Lắk – Vùng nguyên liệu sầu riêng chủ lực

Đối với các vi phạm về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung đề nghị các địa phương kiểm tra việc cấp, quản lý và sử dụng mã số tại các địa phương. “Sử dụng các biện pháp hành chính, nếu các lô hàng hóa đến cửa khẩu mà cơ quan kiểm dịch thực vật phát hiện sẽ yêu cầu tái xuất về nội địa, không cho phép xuất khẩu và tạm dừng việc khai thác, sử dụng mã số đó”, Thứ trưởng Hoàng Trung chỉ đạo.

Khi nào điều tra, xác định nguyên nhân chính xác để tìm biện pháp khắc phục và đã đàm phán được các yêu cầu kiểm dịch thực vật cũng như an toàn thực phẩm với nước nhập khẩu, lúc đó mới thông báo cho địa phương và chủ sở hữu các cơ sở đóng gói, mã số vùng trồng tiếp tục được phép khai thác, xuất khẩu trở lại.

“Bộ NN-PTNT đã làm việc với Bộ Tư pháp, đang xin phép Chính phủ cho phép xây dựng thêm 2 nghị định. Thứ nhất là nghị định hướng dẫn cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Thứ hai là về các chế tài xử phạt trong lĩnh vực này”.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục đàm phán để mở rộng thị trường xuất khẩu và để được các nước nhập khẩu cấp thêm các mã số mới cho hàng nông sản Việt Nam. Tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc cấp, quản lý và sử dụng mã số tại các địa phương. Phối hợp với các bộ ngành và địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa và thông tin về vùng trồng, cơ sở đóng gói liên quan tới lô hàng. Phát hiện, xử lý và tuyệt đối không cấp giấy chứng nhận KDTV cho các lô hàng không tuân thủ quy định pháp luật về KDTV…

Về phía các địa phương, Thứ trưởng Hoàng Trung cũng đề nghị xây dựng cơ chế và triển khai thực hiện giám sát thường xuyên việc sơ chế, chọn lọc hàng hóa để đảm bảo không nhiễm sinh vật gây hại tại các nhà đóng gói đã được cấp mã số. Nâng cao chất lượng kiểm tra ban đầu đối với các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói; tăng cường giám sát mã số sau khi được cấp. Rà soát các vùng trồng đã cấp mã số, không cấp mã số cho các vùng trồng nằm trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ (trừ trường hợp cây dược liệu dưới tán rừng theo quy định của pháp luật) hoặc những vùng có nguy cơ sạt lở…

Category: Blog share and tag: Ben Tre , Chanh Thu , Durian , Made in Vietnam , Durian .

Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked as *